Tiếp tục series chia sẻ về hành trình đi học tiếng Anh ở Philippines. Ở kỳ 2 này sẽ là chia sẻ quan điểm của tác giả về việc học tại đảo quốc này.
Đọc phần 1: Kinh nghiệm đi học tiếng Anh ở Philippines – Kỳ 1: Tại sao tôi chọn Phil?
Trải nghiệm học Anh văn tại Philippines, điều ngạc nhiên mà tôi nhận thấy là không chỉ dân châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… Mà ngay cả người Pháp, Nga cũng ghé đảo quốc này học.
Học tiếng Anh để ra đi
Mỗi người đến Philippines với mục tiêu học tiếng Anh khác nhau. Như người Việt và Trung Quốc thường học hai khóa luyện thi IELTS và giao tiếp. Luyện thi IELTS được chuộng vì mục đích du học. Học viên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lại chọn luyện thi TOEIC. Nhiều trường còn mở các khóa đặc biệt Working Holiday, ACE (Airline Cabin Crew English).
Học viên theo khóa Working Holiday để qua Úc, Canada, New Zealand làm việc tại nhà hàng, khách sạn, tiệm làm tóc, nông trại… Riêng ACE dành cho những ai có ý định làm tiếp viên hàng không. Nhiều trường còn mở trại hè quốc tế để trẻ các nước qua học với các hoạt động như hát. Thuyết trình bằng tiếng Anh, du lịch, cưỡi ngựa, nấu ăn, bơi lội…
Gần 12h đêm, phòng ngủ chúng tôi vẫn sáng đèn. Hiroko ngồi lật từng trang thực đơn để học thuộc cách gọi tên món ăn bằng tiếng Anh. 30 tuổi, cô cho biết đây là cơ hội cuối để sang Canada theo diện Working Holiday.
Ngoài giờ học chính từ thứ hai đến thứ sáu ở trường, chiều thứ sáu và thứ bảy hằng tuần. Hiroko đều tới học việc tại một nhà hàng nổi tiếng trong thành phố. Buổi tối trời mưa, Hiroko trang điểm nhẹ, khoác lên mình bộ đồng phục kèm chiếc tạp dề đen. Rồi cầm dù đi tới quán làm việc cho đến 10h đêm.
Cùng học Working Holiday, Aimi (25 tuổi, người Nhật) tâm sự trước kia từng là vận động viên bóng chuyền. Nhưng không thể tiếp tục theo đuổi thể thao nên dành tiền qua Philippines học tiếng Anh. Sau khi học ba tháng tại trường, Aimi bay thẳng sang Úc làm việc trong nông trại rau củ. Với hi vọng lấy được visa 2-3 năm ở đây. Mỗi đợt hết hạn visa, Aimi quay về Nhật rồi trở lại Úc.
Một tối đầu tháng 8, nhiều bạn các nước qua phòng tôi tìm gặp Jin (28 tuổi, người Hàn) để tặng quà và giúp cô gái xếp đồ đạc. Ngày mai, Jin rời khỏi trường. Cũng như Aimi, Jin không về nước mà bay thẳng sang Úc làm việc.
Tham khảo bài viết: Du học tiếng Anh ở đâu tốt?
Giao lưu văn hóa
Ở Philippines, học tiếng Anh không phải suốt ngày cắm mặt vào sách vở hay chỉ nói chuyện 1:1 với thầy cô. Dù bất cứ khóa học nào, các trường vẫn sắp xếp lớp nhóm để giáo viên. Học viên thảo luận với nhau về các chủ đề liên quan đến Philippines, chính quốc gia của mình và thế giới xung quanh.
Mỗi ngày có gần hai tiếng chúng tôi quây quần bên nhau học, chơi, hát, múa. Trò chuyện về chủ đề văn hóa, giáo dục, y tế, quân sự, kinh tế, pháp luật… Và quan điểm sống. Nhờ đó chúng tôi vừa được thực hành tiếng Anh, vừa hiểu thêm về nhau. Phá vỡ những rào cản, định kiến và mở lòng đón nhận sự khác biệt.
Cuối tuần là thời khắc các học viên trông chờ. Vì được bước ra cổng trường cả ngày để vừa học vừa khám phá. Các dịp lễ nghỉ vài ngày, học viên và giáo viên rủ nhau đến các điểm du lịch nổi tiếng.
Có bạn gái làm tiếp viên hàng không ở Dubai, tuần sau ghé Philippines để thăm và sẵn tiện du lịch. Yu (người Hàn) cười rạng rỡ khi trở thành hướng dẫn viên cho người yêu: “Ở đây có nhiều lựa chọn để đi chơi lắm. Cô ấy thích biển, tôi sẽ tới Palawan”. Palawan là điểm đến hấp dẫn, được mệnh danh là hòn đảo thiên đường ở Philippines.
Không đi biển, Oliver (người Đài Loan) gửi cho tôi hình đang vui chơi tại thành phố Vigan cùng các bạn. Anh dự định leo núi, ngắm ruộng bậc thang ở vùng Cordillera, nơi được UNESCO ghi vào danh sách di sản thế giới.
Bên cạnh du lịch ngoài thành phố, học viên còn tìm đến các nơi chứa thông tin về truyền thống địa phương đang sống. Như viện bảo tàng, phòng triển lãm, làng truyền thống… Hoặc gần gũi hơn, chúng tôi chỉ cần ra chợ mua ít trái cây. Hay đơn thuần dạo chơi hỏi chuyện bằng tiếng Anh với người dân địa phương.
Phương Uyên (21 tuổi), ở Philippines học được chín tháng, nói đùa rằng: “Góc nào ở thành phố này em cũng từng ghé qua”. Cuối tuần, Uyên tranh thủ cùng các bạn đi đến nhiều nơi. Ở quốc gia này, jeepneys là loại xe phổ biến, gần giống xe lam thường hay chạy ở Việt Nam ngày trước. Đi jeepneys rẻ bằng 1/10 đi taxi, nhưng không phải học viên nước ngoài nào cũng biết và tự tin đi jeepneys. Riêng Uyên lại thích và thạo cách di chuyển bằng phương tiện dân dã này.
Dù gia đình khá giả nhưng những ngày ở Philippines Uyên còn tận dụng thời gian để kinh doanh quần áo. Kiếm một khoản tiền nho nhỏ làm niềm vui. Tiếng Anh càng trở nên lý thú khi Uyên đăng tin bán trên mạng, trả lời tin nhắn, thuyết phục khách hàng…
Tìm hiểu thêm: Chi phí du học tiếng Anh tại Philippines
Những khóa học linh hoạt
Thời gian học tiếng Anh ở Philippines linh hoạt, nên ngoài học viên theo khóa 2-6 tháng, có người chỉ qua học 1-2 tuần rồi về. Trên đường đến làng truyền thống Tam-awan (Baguio), Henry (26 tuổi) chia sẻ sau gần một năm làm quản lý học viên: “Nhiều bạn Nhật Bản, Hàn Quốc tranh thủ kỳ nghỉ để qua Philippines học. Ngoài kiến thức, họ xem đây là cơ hội để giải tỏa căng thẳng, du lịch. Với họ, mức sống và học phí ở Philippines rẻ nên không bận tâm tiền bạc. Cứ rảnh là họ lại qua đây vừa học tiếng Anh vừa chơi”.
Cũng giống tôi chọn Philippines để học tiếng Anh vì điều đầu tiên là rẻ. Nhiều bạn học viên khác cho rằng họ đã cân nhắc rất kỹ. Singapore là quốc gia châu Á dạy tiếng Anh tốt, nhưng mức sống đắt đỏ nên tiết kiệm lắm thì học phí. Sinh hoạt phí và các khoản khác cũng rơi vào tầm 2.000 USD/tháng. Gần gấp đôi mức chúng tôi chi trả ở Philippines.
Còn các “nôi tiếng Anh” như Anh, Mỹ đều có chương trình dạy tiếng Anh rất hiệu quả. Và được nhiều người ưa thích, chọn lựa. Nhưng ngoài chi phí rất đắt đỏ, các nước này hầu như không có khóa tiếng Anh ngắn hạn như Philippines. Khóa dạy tiếng Anh của họ thường mở ra vào các thời điểm nhất định trong năm. Dành cho đối tượng học dự bị trước khi bước vào chương trình du học dài hạn chính thức.
“Nếu chỉ qua Anh, Mỹ, Úc… học tiếng Anh vài tháng rồi về thì rất khó xin visa. Phải chứng minh tài chính, chưa kể chi phí cao. Thời gian xin visa tầm ba tháng hơn, rất mất thời gian. Philippines thì khác, không cần phỏng vấn visa hay chứng minh tài chính, chi phí rẻ bằng một nửa hoặc ít hơn. Và đặc biệt rất dễ đi vì trường tuyển sinh liên tục, bắt đầu học vào thứ hai mỗi tuần” – một người bạn có nhiều kinh nghiệm du học chia sẻ với tôi.
Về giáo trình, nhiều trường tại Philippines tự biên soạn. Hoặc mua lại bản quyền từ các đơn vị uy tín trên thế giới. Đội ngũ giáo viên hầu hết là người Philippines. Ngoài những người có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghiệp vụ tốt. Giúp học viên tiến bộ rõ rệt thì vẫn có số giáo viên chưa thật sự làm được điều này. Nói chung là tùy túi tiền mà chọn lựa Anh, Mỹ, Úc hay Singapore… Nhưng nếu ít tiền và muốn có thời gian linh hoạt thì chọn Philippines như tôi. Cũng là một con đường để vượt qua ngọng nghịu tiếng Anh.
Khóa học đảm bảo
Một số trường học tiếng Anh tại Philippines đã trở thành trung tâm khảo thí IELTS. Học viên học và thi IELTS trực tiếp ngay tại trường. Hằng năm, Hội đồng Anh giúp cập nhật chương trình thi mới nhất. Ngoài cạnh tranh bằng cơ sở vật chất, hiện nay một số trường có các khóa học TOEIC, TOEFL, IELTS đảm bảo. Khi kết thúc lộ trình học, nếu học viên không đạt điểm như mục tiêu đã định trước. Trường sẽ dạy miễn phí cho đến khi đủ điểm đầu ra.
>> Nhiều người học tiếng Anh vì muốn biết thêm một ngoại ngữ. Nhưng không ít người có mục đích rõ ràng khi qua Philippines luyện tiếng Anh để khởi nghiệp dù đó chỉ là quán phở ở nước ngoài…
Đọc phần 3: Kinh nghiệm đi học tiếng Anh ở Philippines – Kỳ 3: Tiếng Anh khởi nghiệp
(Nguồn: báo Tuổi Trẻ)