[CẦN ĐỌC] Hiểu rõ, hiểu đúng về Corona và cách phòng chống (update mới nhất)

0
268
corona-virus-mapss

Corona – Từ khoá đang gây nên nỗi “khiếp sợ” khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Tính tới thời điểm hiện tại ( 08:00 ngày 05/02/2020), số ca nhiễm chủng 2019-nCoV đã được chính thức xác nhận đang là 24.505 ca ( theo số liệu từ website cập nhật tình trạng dịch bệnh Corona được lập ra bởi trung tâm nghiên cứu từ trường đại học Johns Hopkins của Mỹ) và đang có xu hướng tăng lên từng giờ.

corona-virus-mapssĐương nhiên với tình trạng hiện tại, sự lo lắng của tất cả mọi người về dịch bệnh là điều không thể bàn cãi. Rất nhiều thông tin sai lệch, không chính xác đã được lan truyền trên khắp các mạng xã hội càng làm cho người đọc bối rối.

Thực chất, Corona là gì? Có phải mọi chủng Corona đều giống nhau? Làm sao để biết được các thông tin chính xác về dịch bệnh? Cách thức phòng chống hiệu quả nhất trước đại dịch này?

Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

Coronavirus là gì?

Nhưng trước tiên, chúng ta cần phân biệt điểm cơ bản giữa VirusVi Khuẩn.

Virus không được coi là 1 “thể sống” khi tồn tại một mình ở môi trường bên ngoài vì nó không có khả năng nhân lên độc lập và tồn tại độc lập.

Nó sẽ là “đồ bỏ” cho đến khi xâm nhập vào 1 tế bào sống (ở đây có thể là tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào người hay thậm chí là tế bào vi khuẩn…) Nhờ sử dụng nguyên liệu và bộ máy hoạt động từ những tế bào vật chủ này mà virus mới có thể được nhân bản lên.

Có thể nói, chính bởi thân phận “ăn nhờ ở đậu” này mà virus có cấu tạo thuộc dạng tối giản nhất trong thế giới vi sinh vật, và tốc độ nhân bản cũng vì thế mà “siêu siêu nhanh”.

Và cũng bởi cấu tạo khác nhau giữa vi khuẩn (có khả năng nhân lên độc lập) và virus (không có khả năng nhân lên độc lập) này mà KHÔNG THỂ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH (thuốc chuyên tiêu diệt vi khuẩn) để diệt trừ virus được.

Nói cách khác, thuốc kháng sinh vô dụng với virus nói chung và Corona nói riêng.

Virus
Kháng sinh không thể làm gì trước Virus cả

Vậy thì, tại sao nhiều trường hợp bị ” sốt virus”, vào bệnh viện thì lại được khuyên dùng thuốc kháng sinh?

Lý do là vì khi bị virus xâm nhập sẽ khiến cơ thể yếu đi, các loại vi khuẩn khác có thể thừa dịp tấn công, và chỉ trong trường hợp như vậy thì bác sĩ mới chỉ định dùng thêm kháng sinh. Kháng sinh ko phải là thuốc chữa bách bệnh và càng không thể uống theo kiểu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” vì nó sẽ gây hại cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Do vậy, hãy tỉnh táo!

Vậy Coronavirus (CoV) là gì?

CoV là tên một họ virus có cấu trúc bên ngoài nhìn từ kính hiển vi rất giống hình vương miện, mà theo tiếng Latin, Corona nghĩa là “crown” hay “vương miện”.

Như đã nói ở phần trên, để có thể nhân bản lên thì bất cứ virus nào cũng cần 1 vật chủ, và  CoV này cũng vậy. Trong quá trình tiến hoá thì mỗi con virus của họ CoV này toả ra khắp nơi tìm kiếm vật chủ. Loại CoV (a) lấy vật chủ là thực vật, em CoV (b) lấy vật chủ là động vật, thằng CoV (c) lại lấy vật chủ là người.

Thông thường virus và vật chủ sẽ sống yên bình với nhau, thỉnh thoảng có thể gây bệnh nhưng vật chủ đã có những cơ chế phòng vệ để loại bỏ hoặc tìm ra được cách chung sống hoà bình với virus.

Hiểu rõ về các họ của Virus Corona

Trong lịch sử, họ virus Corona từng gây bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Ở đây có thể chia làm 2 nhóm chính:

NHÓM 1:  Rất dễ lây nhiễm + Gây bệnh tương đối nhẹ!

Người nhiễm phải nhóm virus này có thể gặp một số triệu chứng như cảm lạnh, hắt hơi; nặng hơn thì có các triệu chứng giống như cúm, sốt, ho…và chỉ số ít gây viêm phổi. Cá biệt có một số chủng virus thuộc nhóm này không gây ra triệu chứng cho dù đã ký sinh trên cơ thể người.
Nhóm virus này thường không gây bệnh nghiêm trọng, rất hiếm khi tử vong, ngay cả khi bệnh xảy ra ở người già, bệnh mãn tính hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
Có 4 virus thuộc nhóm này gồm:
+ HCoV-229E (vật chủ ban đầu là dơi)
+ HCoV-OC43 (vật chủ là gia súc)
+ HCoV-NL63 (vật chủ là dơi và cầy hương)
+ HCoV-HKU1 (vật chủ là chuột)

NHÓM 2 Không quá dễ lây nhiễm + Gây bệnh nghiêm trọng!

Đầu tiên là SARS-CoV: vô cùng nổi tiếng, đã từng xảy ra vào thời điểm này năm 2003 ở Việt Nam. Bệnh nhân nhanh chóng viêm phổi nặng và suy hô hấp, tỉ lệ tử vong khoảng 6-15%.
Tiếp đến là MERS-CoV: hội chứng hô hấp Trung Đông, Lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 2012. Với lệ tử vong là khoảng 28- 35%.
sars-virus
SARS – Một chủng Corona “quen thuộc” với chúng ta.

Cả hai virus này khả năng lây truyền từ người sang người kém, nhưng khi đã nhiễm thì bệnh rất trầm trọng, tử vong hoặc để lại di chứng tàn phá phổi suốt cuộc đời.

Câu hỏi đặt ra là: Virus gây bệnh viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV thuộc NHÓM 1 (Rất dễ lây nhiễm + Gây bệnh tương đối nhẹ) hay là thuộc NHÓM 2 (Không quá dễ lây nhiễm + Gây bệnh nghiêm trọng)?
Nếu 2019-nCoV thuộc NHÓM 1 thì chúng ta không cần phải quá lo lắng. Phương pháp phòng bệnh giống như cảm lạnh thông thường: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng, tăng sức đề kháng.
Ngược lại, 2019-nCoV nếu thuộc NHÓM 2, thì chúng ta phải cách li triệt để bệnh nhân, mọi người hạn chế đến bệnh viện, không đến chỗ đông người, tuân thủ đeo khẩu trang đúng theo hướng dẫn.
Nhưng trước khi đưa ra kết luận về nhóm của 2019-nCoV, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về lý do…

Vì sao chủng Corona từ Vũ Hán lại nguy hiểm?

Virus nói chung chỉ trở nên nguy hiểm khi mà bằng 1 sự tình cờ nào đó, chúng đã biến đổi mình để nhảy từ vật chủ này sang vật chủ khác.

Trong trường hợp của  2019-CoV này, chúng đang từ chung sống với động vật nay lại tìm được mảnh đất “màu mỡ” mới là người nên quyết định nhảy sang người với lý do cấu tạo tế bào giữa người và động vật là gần như nhau. Chỉ cần thay đổi tín hiệu nhận biết 1 chút là có thể phù hợp để bắt tín hiệu và đánh lừa các thụ thể nhận biết trên tế bào người cho chúng xâm nhập vào – và sau đó – “xử đẹp” các tế bào này.
Nhìn lại lịch sử dịch bệnh thì các anh em của 2019-CoV từ họ hàng gần tới họ hàng xa gây nguy hiểm đến mức báo động như hiện nay đều có điểm chung, đó là nguồn gốc phát bệnh từ động vật.

SARS-CoV gây đại dịch 2002 được giả thuyết là nhảy từ dơi/cày hương sang người, MERS-CoV gần đây thì cũng từ dơi/lạc đà. Ebola với mức độ nguy hiểm cao nhất cũng được cho là từ dơi, hay H5N1 nổi tiếng 1 thời cũng từ gà mà ra.

vietphil-Bat-8656-1580783278
Dơi có vẻ như là loài cư ngụ yêu thích của chủng Corona trước khi lây sang người

Tóm lại với hàng triệu loại đồng vật hiện nay, khó có thể xác định chính xác nguồn lây nhiễm cụ thể là từ loài nào nhưng chung quy đều là từ động vật – đặc biệt là động vật hoang dã (ĐVHD).

Và điều quan trọng là khi virus mới nhảy từ vật chủ qua người, cơ thể chúng ta chưa thể làm gì được nó.

Khi một tác nhân lạ mới xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của chúng ta chưa kịp nhận biết và tiêu diệt được ngay. Cần có 1 quá trình học hỏi để biết được kẻ địch là ai, mà kẻ địch ở đây (tức virus) – như đã nhắc ở phần trên – quá đông và hung hãn với khả năng nhân bản cực nhanh trong thời gian siêu ngắn, dẫn đến những triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi xuất hiện bệnh mới, các bác sĩ chưa kịp biết bệnh sẽ diễn biến như nào nên chưa kịp có các phác đồ điều trị. Thậm chí vào thời gian đầu khi dịch SARS năm 2002,chúng ta còn không biết là do chủng virus nào trong hàng ngàn chủng virus trên Trái đất này gây ra. Các nhà khoa học cũng chưa kịp nghiên cứu ra cơ chế nhân lên và gây bệnh của virus mới là gì để tìm ra cách chữa trị…

Có rất nhiều câu hỏi chưa kịp có lời giải đáp. Mà virus – với tiêu chí đánh nhanh tiêu diệt gọn – không ngồi đợi chúng ta tìm ra câu trả lời, vì thế dĩ nhiên sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh mà không cứu sống được ở thời điểm ban đầu.

Rất may trong đại dịch lần này đã xác định được sớm nguyên nhân gây bệnh là do loại virus nào. Corona Vũ Hán này cùng họ với SARS-CoV năm nào, triệu chứng bệnh cũng na ná nhau nên có thể nói là chúng ta đã có 1 chút chuẩn bị chứ không phải lần mò đi từ số 0.

Hiện nay tuy chưa có thuốc đặc trị, tức là thuốc có thể tiêu diệt được virus 2019-nCoV này ngay và luôn nhưng các bác sĩ đã có những phác đồ điều trị nhằm giảm các triệu chứng có thể gây tử vong do em virus này gây ra như sốt cao, khó thở, viêm phổi, rối loạn chức năng hô hấp.

Chúng ta cũng không nên quá lo lắng, bởi vì…

Mức độ lây nhiễm của 2019-nCoV không quá cao

Những ngày qua, chúng ta được nghe các nhà chuyên môn và báo chí nhắc đến hệ số lây nhiễm R0, vậy bản chất R0 là gì?
Khi một dịch bệnh xảy ra, các nhà dịch tễ học và nhà toán học sẽ thiết lập mô hình toán học cho dịch bệnh ấy, với nhiều tham số khác nhau. Mỗi mô hình toán học sẽ đưa ra nhiều phương trình, hệ phương trình, tích phân, vi phân để tính toán đưa ra các dự báo số người số người có nguy cơ mắc, số người sẽ mắc, số bệnh nhân tử vong, quy mô của dịch cả về không gian và thời gian. Đặc biệt hệ số lây nhiễm R0 là quan trọng nhất.
Tùy từng mô hình toán học mà có những hệ số R0 khác nhau.
Để dễ hiểu bản chất, chúng ta sẽ lấy ví dụ: R0 = 2 nghĩa là khi 1 người mắc bệnh có thể lây truyền cho 2 người khác; R0 = 2,5 nghĩa là 10 người mắc bệnh có thể truyền bệnh cho 25 người; R0 = 8 nghĩa là 1 người mắc bệnh sẽ có nguy cơ truyền cho 8 người khác; nghĩa là R0 càng lớn thì dịch càng dễ bùng phát trên diện rộng.
Nếu R0 < 1 thì chỉ một thời gian vi rút sẽ biến mất mà không thành dịch lớn.
Trong thực tế, nghiên cứu dịch tễ cố gắng đưa ra các biến sát với vụ dịch, để giá trị R0 chính xác hơn; ngược lại, R0 có thể trôi nổi phụ thuộc nhiều yếu tố.
WHO ước tính 2019-nCoV có giá trị từ 1,4-2,5.
Giá trị này cũng chưa phải là chuẩn xác, bởi tôi quan sát những công bố từ Trung Quốc, hầu hết bệnh nhân là những trường hợp nghiêm trọng như sốt, ho, viêm phổi; chắc chắn còn hàng loạt bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng bị bỏ sót.
Nếu R0 tiệm cận về con số 1,4 thì dịch không nghiêm trọng, nghĩa là nó chỉ giống cảm cúm thông thường mà không cần vắc xin, chỉ cần rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người là đủ. Vì thế mà, R0 của 2019-nCoV khó có thể thấp như vậy.
Nhưng nếu con số R0 tiệm cận tới 2,5 hoặc cao hơn nữa, thì dịch bệnh sẽ nghiêm trọng ở Trung Quốc, không cố gắng hạ thấp con số này có thể sẽ lan ra toàn cầu.
Điều đáng lo ngại là 2019-nCoV thích nghi với môi trường làm cho R0 tiếp tục tăng cao.
Để biết diễn biến R0 tăng như thế nào, chúng ta không cần phải có mô hình toán học lên tới 20 ẩn số như các nhóm nghiên cứu đã làm. Chúng ta chỉ cần quan sát ở Trung Quốc diễn biến số lượng bệnh nhân tăng hay giảm, quan sát các nước khác xem bệnh nhân là người sở tại không đến Trung Quốc tăng hay giảm, cũng đã có câu trả lời ở mức độ đơn giản.
Như vậy, với giá trị R0 được WHO công bố, cùng với quan sát ở thời điểm hiện tại số bệnh nhân mắc ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc vẫn trong giới hạn và chưa có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng công dân sở tại bị lây nhiễm người sang người; có thể thấy thời điểm hiện tại 2019-nCoV có mức độ lây nhiễm không quá cao.

Mức độ tử vong của 2019-nCoV không quá cao

Tính đến thời điểm hiện tại, số bệnh nhân tử vong là 492 trong tổng số 24.505 ca bệnh, nghĩa là chỉ khoảng 2%.
Tuy nhiên, 20605 ca hầu hết là những bệnh nhân bị sốt và viêm phổi, chưa sàng lọc với bệnh nhân nhẹ hoặc triệu chứng không điển hình, vì thế mà tỉ lệ tử vong sẽ thấp hơn nữa, có thể dưới 2%.
Bước đầu nhận định, nhóm bệnh nhân tử vong tập trung nhiều ở những người cao tuổi, có bệnh mãn tính, bệnh nền và sức đề kháng yếu. Như vậy, 2019-nCoV có tỉ lệ tử vong cũng tương tự cúm, thậm chí thấp hơn cúm.

10 bước phòng chống Coronavirus hiệu quả

Hiện này, các thông cáo báo chí tới từ những nguồn uy tín như WHO hay Bộ Y Tế về cách phòng ngừa 2019-nCoV đều đã được phổ biến tới từng người dân. Loại virus này lây chỉ lây từ người sang người qua việc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh( như nước bọt, nước tiểu, dịch nhầy mũi…) chứ không thể lây qua da. Dựa vào nguyên lý ấy, chúng ta tập trung vào những điều cần phải làm để đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh như sau:

  1. Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chia sẻ thông tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
  3. Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
  4. Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
  5. Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín.
  6. Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
  7. Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.
  8. Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
  9. Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.
  10. Theo nghiên cứu mới nhất thì bột giặt thông thường cũng có thể diệt được Virus, vì vậy nếu có thể hãy chăm chỉ giặt quần áo mỗi ngày.

Video hướng dẫn các bước đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của bác sỹ

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi công cộng là một trong những điều quan trọng nhất để giúp chúng ta bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh, nhưng không phải ai cũng biết được cách đeo chính xác nhất.

Video dưới đây của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM sẽ giúp chúng ta nắm được các bước sử dụng khẩu trang đúng cách:

Philippines liệu có an toàn hơn Việt Nam?

Hiện tại theo cập nhât mới nhất từ Website của Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh trường đại học Johns Hopkins của Mỹ, ở Philippines mới chỉ có 2 ca nhiễm Virus Vũ Hán – Một con số không hề lớn.

corona-virus-in-philippines-1Chúng ta có thể lý giải điều này vì như sau như sau:

  • Số lượng người Trung Quốc tại Philippines là ít hơn so với ở Việt Nam.
  • Ngay sau khi có thông tin về dịch bệnh có thể bùng phát ngoài lãnh thổ Trung Quốc, chính phủ Philippines đã có những hành động nhanh chóng, dứt khoát nhằm hạn chế tối đa việc công dân Trung Quốc và công dân các quốc gia khác đang ở/quá cảnh tại Trung Quốc tới Philippines. ( Chính Phủ Việt Nam cũng có những động thái tương tự, tuy nhiên vì số lượng công dân Trung Quốc tới Việt Nam và công dân Việt Nam từ TQ trở về nhiều hơn khá nhiều so với bên Philippines nên số ca nhiễm là nhiều hơn).
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Virus Vũ Hán có xu hướng lây nhiễm và phát bệnh ở các vùng ôn đới hoặc nơi có nhiệt độ thấp. Tại Philippines, với khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ thường xuyên trên 28 độ C dường như không phải là một môi trường lý tưởng để 2019-nCoV có thể phát triển mạnh.

Dù vẫn chưa thể khẳng định được với các bạn học viên của VietPhil, hay các bậc phụ huynh đăng ký cho con tham dự trại hè VietPhil Camp 2020 tại Philippines rằng đảo quốc này an toàn hơn Việt Nam vào thời điểm này, nhưng chúng ta có thể tin rằng Philippines chắc chắn không nguy hiểm hơn Việt Nam.

Các trường Anh ngữ tại Philippines đã làm gì để phòng chống lại Coronavirus?

Tại Philippines có rất nhiều các học viên đa quốc gia, đa quốc tịch tới học tập các trường Anh ngữ. Chính vì vậy khi dịch bệnh có xu hướng lây lan trên toàn thế giới, các trường học đã có những biện pháp nhanh chóng để có thể đảm bảo an toàn cho các học viên đang và sẽ tham gia học tập. Cụ thể:

1. Trang bị nước rửa tay chứa cồn và chất sát khuẩn ở khắp nơi trong khuôn viên trường.
2. Cung cấp khẩu trang y tế miễn phí cho học viên, giáo viên và nhân viên nhà trường.
3. Bổ sung Vitamin C qua nước chanh, nước tắc để tăng sức đề kháng cho học viên.
4. Học viên mới tới trường sẽ được kiểm tra liên tục 2 lần/ ngày trong 2 tuần đầu tiên.
5. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt học viên có dấu hiệu cảm từ 37 độ, lập tức cách li không cần lý do nếu học viên sốt cao từ 38 độ trở lên.
6. Xịt khử trùng 2 lần/tuần vào thứ 3 và thứ 7
7. Trường cung cấp cho mỗi bạn khẩu trang KF94, được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc
8. Kiểm tra nhiệt độ liên tục tối thiểu 4 lần đối với học viên mới
9. Ngưng nhận học viên Trung Quốc từ 26/1/2020. Chính Phủ Philippines cũng đã dừng các chuyến bay đi – đến Trung Quốc
10. Đối với bất kể thành viên nào khi ra khỏi trường quay lại đều phải kiểm tra nhiệt độ.
Việc ngưng nhận học viên Trung Quốc trong thời gian này chắn chắn sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các trường Anh ngữ. Nhưng cũng giống như những hành động tương tự của chính phủ Philippines (và nhiều Chính Phủ các quốc gia khác) thà hi sinh lợi ích kinh tế để phòng chống dịch bệnh và bảo vệ tối đa cho học viên. An toàn là trên hết!

Một số câu hỏi thường gặp về chương trình Trại hè Philippines

Tham gia trại hè tiếng Anh tại Philippines vào mùa hè này liệu có an toàn không?

Trả lời: Như đã trình bày ở trên, chính phủ Philippines và các trường Anh ngữ tổ chức trại hè đang làm mọi biện pháp để bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các học viên nói chung và các con khi tham gia trại hè tiếng Anh nói riêng. Hơn nữa trại hè diễn ra vào tháng 6 – 7, nhiều khả năng vào thời gian đó dịch bệnh đã được kiểm soát thành công nên mức độ an toàn sẽ là rất cao.

Tôi muốn con tham gia trại hè Tiếng Anh, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh như bây giờ,liệu có nên đợi tới lúc gần sát ngày khởi hành hoặc khi dịch bệnh kết thúc mới đăng ký có được không?

Trả lời: Như đã nói, khả năng dịch sẽ được kiểm soát thành công trước thời điểm khởi hành là rất cao. Nhưng do các con còn nhỏ, muốn qua nước ngoài tham dự chương trình Trại hè sẽ cần làm một số thủ tục làm trước cho các con (như ủy quyền giám hộ, làm hộ chiếu cho các con chưa có, hay xin VISA tới các nước có yêu cầu…) mà những thủ tục này cần thời gian để xét duyệt và tiến hành, càng để sát ngày sẽ càng rủi ro.

Ngoài ra số slot đăng kí của mỗi trường là giới hạn, và hiện tại các ba mẹ vẫn đang đăng kí đều nên nếu chờ thêm một vài tháng nữa thì sẽ hết slot của trường tốt cho con.

co-nen-cho-con-di-hoc-tieng-anh-philippines-khong
Chúng ta có cơ sở để tin rằng dịch Corona sẽ không ảnh hưởng gì tới trải nghiệm học tiếng Anh của các con tại Philippines

Kết luận

Thật khó để nói rằng không có gì phải lo về dịch bệnh do 2019-nCoV gây ra. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ, hiểu đúng về nó, từ đó có được cái nhìn đúng đắn, đa chiều về chủng virus này.

Trong lịch sử đã từng xảy ra những bệnh dịch còn khủng khiếp hơn, lây lan nhanh hơn và cướp đi sinh mạng người nhanh hơn rất nhiều, nhưng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát dịch. Vấn đề chỉ là thời gian.

2019-nCoV không đáng sợ như những gì đồn đại, miễn là chúng ta có được kiến thức đúng đắn và khoa học và một thái độ nghiêm túc trong phòng chống bệnh.

Bác sỹ Trần Văn Phúc (viện Xanh Pôn) từng nói:”Làm bác sĩ, tôi nhận thấy rằng nhiều người chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì bệnh”. Mong rằng qua bài viết này, các bạn học viên của VietPhil, ba mẹ và các con sẽ có được những thông tin chính xác về Virus Vũ Hán, cơ chế hoạt động và cách phòng tránh,bảo vệ bản thân khỏi nó.

VietPhil Education Group luôn đồng hành cùng các con và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các học viên và ba mẹ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here